Home > Nam Học > Tại sao các cặp hiếm muộn thụ tinh thường hay thất bại?

    Ths. Bs Nguyễn Trần Thành

    Thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều là những phương pháp hỗ trợ sinh sản được áp dụng trong điều trị vô sinh hiếm muộn, tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai phương pháp này hoặc cho rằng hai phương pháp này là một. Vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biêt thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm để nhận thấy bản chất và sự khác biệt của hai phương pháp này.

    1. Thu tinh nhân tạo (IUI)

    Thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF) là hai phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến cho các cặp vợ chồng hiếm muộn hiện nay, tuy nhiên chi phí tùy theo mức độ suy yếu của từng cặp vợ chồng mà dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu do phải thực hiện nhiều công đoạn và nhiều lần nhưng tỷ lệ thành công lại thấp dẫn đến tốn tiền, tốn công sức và mất hết hy vọng làm cha mẹ.

    Thụ tinh nhân tạo (ảnh minh họa)

    Phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI thì đơn giản hơn là chỉ cần người vợ tử cung buồng trứng bình thường và ít nhất 1 bên vòi trứng không bị tắc, đồng thời người chồng có tinh trùng đạt chuẩn hoặc dưới chuẩn một chút để bệnh viện lấy tinh dịch lọc rửa chọn ra các chú tinh binh khỏe mạnh để “bơm” vô tử cung người vợ.

    Bản thân người vợ thì được dùng thuốc “kích trứng” và tiêm thuốc rụng trứng để kết hợp với việc bơm tinh trùng vào thụ thai. Đây chính là điểm mấu chốt lý giải tại sao nhiều trường hợp tiến hành nhiều lần “kích và bơm” này vẫn không thành công hoặc có thành công thì thai thường hay không đậu vào tử cung vài tuần sau đó cũng sẽ tuột ra hoặc bị thai ngoài tử cung, thậm chí đậu thai rồi lại không có tim thai hoặc dễ xẩy thai sau đó. Nguyên nhân thất bại này giống với trường hợp thụ tinh ống nghiệm nên tôi sẽ phân tích chung bên dưới.

    2.Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

    Thụ tinh ống nghiệm( IVF) được tiến hành sau khi việc bơm tinh trùng nhiều lần thất bại, hoặc do tinh trùng quá ít, tỷ lệ mấy chú tinh trùng dị dạng ( sức đầu, cụt đuôi, bơi không nổi) cao, nên không thể thực hiện việc bơm tinh trùng vào tử cung. Thêm nữa nếu người vợ bị tắc vòi trứng hoặc tuổi lớn trên 40 thì phương pháp thụ tinh ống nghiệm sẽ được chỉ định tiến hành.

    Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

    Quy trình này được tiến hành như sau:

    * Người vợ được kiểm tra tổng quát để chuẩn bị điều trị vào ngày 2 của vòng kinh, trong thời gian này bác sĩ sẽ cho thuốc kích thích buồng trứng, hoặc tiêm các nội tiết tố sinh dục tùy vào đáp ứng của người vợ.

    * Khi trứng được xem là đạt yêu cầu, việc chọc hụt trứng được tiến hành cùng lúc với việc lấy tinh trùng của người chồng (cũng được sử dụng thuốc để kích tinh trùng) để chuẩn bị cấy phôi.

    * Thường thì sẽ cấy nhiều phôi để dành sử dụng cho nhiều lần, các phôi này dược dự trữ, theo dõi trong phòng Lap.

    * Sau 2 đến 3 ngày phôi được chuyển trực tiếp vào buồng tử cung luôn nên sẽ không bị tình trạng thai ngoài tử cung như phươp pháp IUI.

    * Tại nhà người vợ tiếp tục được cho uống thuốc và đặt thuốc để hỗ trợ cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. ĐÂY CHÍNH LÀ ĐIỂM MẤU CHỐT

    Việc tiến hành thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh ống nghiệm không khó để đạt được kết quả ban đầu, việc thành công trong quá trình tạo phôi trong ống nghiệm không quyết định được thành công của việc mang thai trong tử cung người phụ nữ.

    Phương pháo thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm là một bước tiến đột phá của y học nhân lọai được nhà bác học người anh Robert Geofrey Edwards nghiên cứu và và phát triển mới đây (em bé đầu tiên được ra đời  bằng phương pháp này